Hotline : 0903 900 561
Tiếng việt Tiếng Việt English English
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TIN TỨC & SỰ KIỆN HỒ SƠ NĂNG LỰC BẢN ĐỒ LIÊN HỆ
 
 CHI TIẾT TIN TỨC & SỰ KIỆN
 
Giải pháp dễ dàng trên đường bộ

Khái niệm lưu động trên các bánh xe tích hợp sẵn mang lại giải pháp dễ dàng cho nhà thầu World Kaihatsu Kogyo Co. hoàn thành dự án và di chuyển qua biên giới để bắtđầu một dự án mới.

Việc di chuyển Trạm trộn Nhựa đường Di động Linnhoff từ một dự án trước đó ở Campuchia tới thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam khá đơn giản đối với nhà thầu World Kaihatsu Kogyo (WKK) – toàn bộ công việc đó chỉ là nối bốn mô-đun tách rời của trạm trộn vào sau bốn đầu kéo và kéo chúng đến công trường mới.

Việc di chuyển này đã diễn ra khi nhà thầu WKK được chỉ định làm thầu phụ cho nhà thầu chính là Tập đoàn Obayashi tại dự án Đường Cao tốc Đông-Tây và dự án Môi trường Nước của Thành phố HCM. Nhà thầu Obayashi đang thi công đường hầm phía dưới Sông Sài Gòn, là một phần của dự án và xây dựng 13,4 km đường bộ kéo dài từ Quận 1 tới Quận Bình Chánh.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Đông–Tây và dự án Môi trường Nước sẽ tạo nên 21,89-km đường chạy cắt ngang thành phố, bao gồm cả đường hầm qua sông. WKK là một trong những công ty hàng đầu của Nhật Bản về công nghệ làm đường và trải nhựađường, đã mua mới một Trạm trộn Nhựa đường Di động Linnhoff TSD- 1500 cho một dựán ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Khi dự ánở đây hoàn thành, trạm trộn có công suất 100 tấn/giờ này đã được quyết định di chuyển tới một dự án ở Thành phố HCM. Ông Lee Y. M. - Tổng Giám đốc Kinh doanh của Linnhoff nói: “Trạm trộn này được thiết kế với khái niệm lưu động. Nhà thầu chỉcần đơn giản tách trạm trộn thành bốn mô-đun riêng biệt gồm phễu cấp liệu nguội, trống sàng cốt liệu, bộ phận cân và trộn, buồng nghỉ và buồng điều khiển”.

“Mỗi mô-đun này đều được trang bị các trục bánh xe tích hợp sẵn. Tất cả những gì nhà thầu phải làm là kéo những mô-đun này bằng các đầu kéo”. “Tổng cộng cần tới bốnđầu kéo, chúng lập thành một đoàn diễu hành dọc theo tuyến quốc lộ từ Phnom Penh tới biên giới Việt Nam, và sau đó quá cảnh qua cửa khẩu rồi tiếp tục hành trình tới Thành phố Hồ Chí Minh, tổng cộng quảng đường đã di chuyển là 222km”.

“Chí phí di chuyển là thấp nhất, đặc biệt là so sánh với chi phí gửi hàng bằng đường biển hoặc nếu đó là việc di chuyển một trạm trộn cố định”.

Không có một bộ phận nào của trạm trộn cần phải di chuyển bằng xe rơ-mooc gầm thấp, và cũng không có bất kỳ yêu cầu nào về việc chuẩn bị mặt bằng hay nền móng cho nó, ngay khi được kéo đến công trường bên bờ sông tại Thành phố HCM, nhà thầu chỉviệc đơn giản lắp ghép các mô-đun lại với nhau. Thời gian tính từ khi tháo rời trạm trộn tại Phnom Penh tới khi nó được đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động tại Thành phố HCM hết không tới một tuần lễ.

Hoạt động trong một thành phố đông đúc, trạm trộn chỉ chiếm một diện tích tối thiểu nhờcông nghệ trống sàng của nó, tức là không sử dụng băng tải nóng hay thiết bị sàng rung. Thay vào đó là ba phễu cấp liệu nguội cùng một phễu cấp liệu rung để đưa cốt liệu vào trống sàng, ở đó chúng được gia nhiệt bằng một thiết bị nung dạng khối đơn.

 
 CÁC TIN KHÁC
 
Lễ khởi công cao tốc Bắc Nam (04/10/2020)
Hệ thống vận chuyển tự động (04/08/2012)
Ứng dụng công nghệ vòi phun vào trát vữa hầm an toàn và ổn định (04/08/2012)
Komatsu tracking system (04/08/2012)
Cải tiến mới của Putzmeister (04/08/2012)
 
CÔNG TY TNHH MÁY XÂY DỰNG VIỆT NHẬT
Địa chỉ : Số 10, Đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, Việt Nam
Điện thoại : 0251 88 99 888 - Fax : 0251 3931 888 - Email : mayxaydung@vitracon.vn